top of page
Hướng Dẫn Lắp Ráp Máy
 

Một hệ thống máy tính bao gồm các linh kiện điện tử được lắp ráp và kết nối tương thích với nhau cũng như phần mềm đi kèm để hoạt động.

 

Để lắp ráp một bộ máy tính bạn cần chuẩn bị những bước sau:

1. Tập hợp linh kiện.

2. Dụng cụ lắp ráp.

3. Phần mềm và usb hoặc ổ đĩa (tùy chọn).

 

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng bước hướng dẫn.

Một bộ máy tính có thể tùy vào nhu cầu và ngân sách sẽ có nhiều thành phần tùy chọn như card âm thanh, card kết nối mở rộng, tản nhiệt custom vv.... Ở đây sẽ tập trung một cấu hình cơ bản nhất bao gồm 10 thành phần sau:

- Bộ vi xử lý (Cpu).

- Quạt tản nhiệt CPU.

- Bo mạch chủ (Mainboard).

- Ổ cứng lưu trữ (SSD or Hard Disk).

- Bộ nhớ động (Ram).

- Nguồn máy tính (power).

- Vỏ máy tính (case).

- Chuột (mouse).

- Bàn phím (keyboard).

- Màn Hình (monitor).

1. Chuẩn bị linh kiện.

Các thành phần như Cpu, Mainboard, Ssd, Ram, Power và Case cần có tính tương thích thông số kỹ thuật mới có thể ráp lại với nhau, bạn kiểm tra tính tương thích trong mục chọn cấu hình trước khi mua linh kiện.

 

Ngoài ra còn các thành phần đi kèm:

- Quạt tản nhiệt Case. (Tùy chọn)

- Card màn hình (tùy chọn)

- Dây cáp nối ổ đĩa thường sẽ đi kèm khi mua (SSD hoặc Hard Disk )nếu không bạn cần mua thêm.

 

2. Dụng cụ lắp ráp.

- Tua vít.

- Keo tản nhiệt.

- USB dung lượng tối thiểu 8GB.

 

3. Phần mềm và driver.

Tùy vào nhu cầu sử dụng nhưng đa phần là dùng hệ điều hành window với phiên bản hiện tại là window 10 (ngoài ra còn có hệ điều hành Linux). Bạn cần một máy tính đang hoạt động khác để tải bản window 10 đuổi file .iso và phần mềm tạo boot từ USB để có thể cài window trên máy mới lắp. Nếu không bạn có thể tìm mua USB đã tạo boot sẵn.

 

Nếu có thêm card màn hình thì sau khi cài hệ điều hành bạn cần lên trang chủ hãng bán hoặc lấy từ đĩa đi kèm để cài Driver cho VGA.

 

Khi đã chuẩn bị đầy đủ chúng ta bắt đầu lắp máy theo hướng dẫn sau:

Chú ý: Bạn sẽ lắp vài linh kiện cho bo mạch chủ trước khi lắp đặt nó vào thùng máy, bởi như thế sẽ dễ dàng thao tác với bo mạch chủ hơn trước khi lắp đặt.

 

Bước 1: Bắt ốc đệm và lắp chặn main.

 

  1. Bắt ốc đệm là bước cực kì quan trọng trong việc lắp ráp máy tính. Nếu thiếu những chiếc ốc này, rất có khả năng sẽ chạm mạch do bo mạch chủ tiếp xúc trực tiếp với case kim loại. Ngoài ra đế ốc cũng giúp gia cố mainboard khi có lực nhấn cắm các đầu dây nguồn và dây dữ liệu.

  2. Bước tiếp theo là lắp chặn main. Đây là bước rất hay quên và chỉ sực nhớ ra khi đã gắn linh kiện xong xuôi. Và lúc đó lại phải tháo toàn bộ ra lắp lại.

 

Bước 2: Gắn chip xử lý và bôi keo tản nhiệt.

 

  1. Gắn bộ xử lý lên bo mạch chủ. Mở chốt cắm CPU trên mainboard rồi gắn bộ xử lý lên một cách cẩn thận (không cần dùng lực). Nếu nó không trượt ngay vào, hoặc bạn cảm thấy cần phải dùng lực, thì có thể bạn đã căn lệch. Sau khi đã lắp CPU đóng chốt cắm lại và đảm bảo là CPU được gắn chắc chắn.

  2. Tra keo tản nhiệt. Để bảo đảm bề mặt Cpu và tản nhiệt tiếp xúc tốt với nhau, cần phải hỗ trợ bằng cách trét một lớp keo tản nhiệt để chúng tiếp xúc và truyền nhiệt tốt hơn. Cách làm: bơm một ít keo tản nhiệt lên rồi thoa đều khắp bề mặt chip xử lý. Lớp keo mỏng vừa đủ không quá dày hoặc quá mỏng.

 

Bước 3: Lắp tản nhiệt cho chip xử lý.

 

  1. Các thùng máy giá rẻ đều không khoét lỗ ở phần bắt clip cho tản nhiệt ở phía sau bo mạch chủ, nên nếu trót quên lắp tản nhiệt trước khi gắn bo mạch chủ vào case, bạn cũng sẽ phải… tháo ra lắp lại.

  2. Các bộ tản nhiệt sẽ rất khác nhau. Phần lớn quạt tản nhiệt đi kèm sẵn sẽ gắn trực tiếp lên bộ xử lý và siết vào bo mạch chủ. Các bộ tản nhiệt mua rời sẽ có các khung đỡ cần được gắn vào bên dưới bo mạch chủ. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn cho bộ tản nhiệt của bạn để biết hướng dẫn lắp đặt chính xác.

 

Bước 4: Lắp bo mạch chủ vào thùng máy và bắt ốc.

 

  1. Phần việc này khá đơn giản và không có gì cần lưu ý. Tuy nhiên, xin được nhắc lại: đừng bắt thừa ốc đệm sai vị trí lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ.

 

Bước 5: Nối các dây tín hiệu ngoại vi của thùng máy vào bo mạch chủ.

 

  1. Các dây này bao gồm dây USB, dây audio (phone + mic) và chùm dây tín hiệu power + reset + power led + HDD led. Trong khi chân cắm audio và USB có thể nhận biết và nối rất dễ dàng, thì chùm dây tín hiệu lại phức tạp hơn một chút. Có tổng cộng 8 chấu cắm xếp thành 2 hàng,

 

Bước 6: Lắp đặt nguồn và đi dây trong khoang giấu dây (nếu có).

 

  1. Nếu đang sở hữu một thùng máy có khoang giấu dây, hãy tận dụng nó để cho không gian bên trong được thông thoáng. Và nhớ bắt ốc cho bộ nguồn nữa nhé.

 

Bước 8: Lắp ổ cứng

 

  1. Chỉ có 2 dây: 1 dây tín hiệu nối vào bo mạch chủ, và 1 dây cấp điện của nguồn.

 

Bước 9: Cắm RAM và card đồ họa (nếu có)

Bước này được đặt ở áp chót để tránh vướng víu gây sứt vẻ khi thao tác.

 

  1. Đặt RAM vào khe cắm phù hợp bằng cách mở chốt và ấn thanh RAM vào cho tới khi các lẫy nhỏ khớp nó vào vị trí. Lưu ý cách RAM và các khe cắm khớp vào nhau – căn chúng sao cho khớp một cách chính xác. Khi ấn xuống, hãy ấn cả hai đầu của thanh RAM với lực đều nhau. Nếu các khe cắm RAM có hai màu, thì điều này cho biết các khe cắm ưu tiên trong trường hợp bạn không sử dụng hết các khe cắm có sẵn.

  2. Hãy đảm bảo là bạn lắp đặt RAM vào các khe cắm phù hợp. Kiểm tra tài liệu hướng dẫn cho bo mạch chủ để chắc chắn là bạn đã lắp đặt RAM vào đúng vị trí.

Bước 10: Cắm các dây cấp từ nguồn vào linh kiện

 

  1. Khi đã lắp đặt hoàn chỉnh linh kiện, cắm dây cấp điện từ bộ nguồn là phần việc sau cùng. Nếu thực hiện thao tác này trước, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lắp ráp do bị vướng dây. Các dây cần cắm là: 4 pin (hoặc 4+4 pin hoặc 8 pin) cho CPU, 24 (hoặc 20+4 pin) cho bo mạch chủ và 6 pin (hoặc 8 pin) cho card đồ họa (nếu có).

Bước 11: Bó gọn các đoạn dây còn thừa

 

  1. Thao tác này là rất cần thiết để thùng máy thông thoáng và lưu thông khí tốt hạn chế bám bụi bẩn.

bottom of page